Móng bè là từ ngữ có vẻ khá quen thuộc với những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng. Tuy nhiên để có thể hiểu một cách đầy đủ về ý nghĩa của móng bè thì không phải ai cũng có thể hiểu hết. Tác dụng của móng bè? Những công trình nào thì nên sử dụng móng bè? Đây cũng là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Vậy móng bè là gì? Hãy cùng N&N Home tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Móng bè là gì?
Móng bè hay còn có một tên gọi khác là móng toàn diện, đây là phần kết cấu cuối cùng của công trình.
Móng bè sẽ có nhiệm vụ là hỗ trợ phần tải trọng của công trình vào nền đất giúp cho công trình có thể chịu được sức ép của những phần khối vật bên trên. Do đó móng bè thường được áp dụng trên nền đất yếu do nó có thể nâng đỡ và chuyển hết trọng lượng công trình xuống đất. Bên bè còn cạnh đó móng bè còn có thể đảm bảo được sự an toàn cho công trình thi công.
Thường thì móng bè sẽ phù hợp và được áp dụng nhiều ở các công trình cần kết cấu chịu lực cao như là các công trình nhà cao tầng. Bên cạnh đó những công trình có phần kết cấu bên dưới là tầng hầm, kho, bồn chứa, nhà vệ sinh, thì cũng nên sử dụng móng bè để đảm bảo được độ an toàn.
>> Tham khảo: Cọc khoan nhồi là gì?
Khi nào thì nên dùng móng bè
Để thiết kế nhà thì điều quan trọng nhất là phải chọn được loại móng phù hợp để căn nhà có thể ổn định và an toàn hơn. Trong những trường hợp sau thì nên ưu tiên chọn móng bè:
- Những nơi có nên đất yếu như đất pha cát hay than bùn để gia cố thêm giúp chịu được tải trọng của căn nhà
- Khi tải trọng của kết cấu công trình cần được phân bố trên một khu vực rộng
- Phần cột hoặc tường khi đặt ở vị trí quá gần nhau thì móng đơn thay cho móng bè sẽ bị chồng chéo diện tích
- Phải giảm tải trọng cho nền đất
- Có khả năng bị lún chênh lệch nếu dùng móng đơn
- Khi công trình cần xây những kết cấu bên dưới như là kho, tầng hầm, bồn nước, bể vệ sinh,.. thì khi này móng bè vừa là móng vừa là phần đáy chịu nhiệm vụ chống thấm và chống áp lực từ nước ngầm.
- Khi dùng những loại móng khác sẽ gây bất tiện
Thường thì trong cách công trình có quy mô nhỏ, độ cao vừa phải như là nhà cấp hoặc nhà 2 đến 5 tầng, phần bệ đỡ máy móc công nghiệp do vừa có thể thi công nhanh chóng lại có thể tiết kiệm được chi phí.
Còn đối với công tình có quy mô lớn hơn thì vẫn có thể sử dụng móng bè, tuy nhiên khi sử dụng cần phải đào sâu hơn và cần tăng cường khả năng chịu tải. Trong trường hợp này thì chủ đầu tư cần phải cân nhắc về chi phí hơn so với những loại móng khác.
Cấu tạo của móng bè là gì?
Để xây dựng được lớp móng bè chắc chắn và an toàn thì trong quá trình thi công đội ngũ thi công cần đảm bảo được về mặt kết cấu như sau:
+ Lớp lót bê tông của móng: độ dày trung bình sẽ tầm khoản 100mm, phần độ dày này sẽ tùy thuộc việc là móng bè được thi công trên nền đất yếu hay nền đất chắc chắn đảm bảo được tải trọng.
+ Chiều cao: thông thường chiều cao móng hay gặp sẽ là 200mm, con số này là một con số an toàn đã được tính toán và đảm bảo độ an toàn, phù hợp với phần lớn những công trình nhà ở đân dụng.
+ Thép dầm móng: thông tường sẽ sử dụng thép dọc có thông số 6Φ(20-22) hay thép đai có thông số Φ8a150 để có thể đảm bảo được tính an toàn.
+ Kích thước của dầm móng bè: dao động trong khoảng 300x
+ Thép bản móng: thông thường sẽ sử dụng tiêu chuẩn thép 2 lớp có thông số là Φ12a200.
Xem thêm: Đà kiềng là gì?
Kết cấu của móng bè là gì
Thông thường kết cấu nền móng bè sẽ được tính tùy theo khu vực của công trình để có thể đảm bảo được tính an toàn cũng như là tiết kiệm được chi phí, tránh những lãng phí không cần thiết.
Ví dụ một trình xây nhà trọn gói dân dụng có kích thước 5mx5m có tải trọng nặng 50 tấn lựa chọn móng bè thì kết cấu móng bè sẽ được tính theo công thức như sau:
Trọng lượng công trình/ Diện tích công trình = 50/25 = 2 tấn/m2. Do đó kết cấu móng bè ở công trình này sẽ phải có khả năng chịu lực là 2 tấn trên 1m2.
Tuy nhiên nếu móng bè được hỗ trợ bằng cột thì thì khả năng chịu tải trọng sẽ tăng lên rất nhiều. Chằng hạn với cùng một công trình như trên thì nếu thêm 4 cột thi móng bè đươc tính nhứ sau: 4 cột, 1 cột 1m -> tổng diện tích móng 4m2 do đó hiệu suất mặt đất sẽ tăng lên 50/16= 12,5 tấn/m2.
Điều này sẽ làm diện tích móng tăng làm giảm rất nhiều sức cản của mặt đất lên công trình. Nếu bạn đã nắm vững về bản chất của móng bè thì cũng sẽ dễ dàng hiểu được cách tính kết cấu.
>> Có thể bạn quan tâm: Tường chịu lực là gì?
Lưu ý khi thi công móng bè
Cần lưu ý đặc biệt đến việc bảo quản móng, nếu đã chọn xây dựng móng bè thì thì cần phải giữ được độ ẩm tránh tình trạng mưa lâu làm xi măng chết, che chắn khi thời tiết nắng nóng do sẽ dẫn đến tình trạng bê tông bị nứt. Thông thường thì thời gian bảo quản sẽ móng sẽ rơi vào khoản tầm từ 1-2 ngày để bê tông thật sự ổn định.
Dù cho việc dùng móng bè cho nền đất yếu là phù hợp tuy nhiên điều này không có nghĩa là khu vực đó có thể có nguy cơ sụt lún hay thiếu ổn định. Khi thì công cần điều chỉnh được độ lún đều nếu không thì chiều dày của móng sẽ bị sai lệch.
Khi chọn phương án thi công móng bè thì điều quan trọng là các cọc vì đây sẽ là điểm truyền tải lực của công trình, do đó phải bố trí cọc một cách phù hợp để tận dụng và giảm được tối đa tải trọng để móng có thể ổn định và an toàn nhất.
Trên đây là tất cả thông tin về móng bè mà N&N Home muốn cung cấp đến cho bạn. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể nhận được nhiều thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về móng bè.
Công ty xây dựng N&N Home – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ
Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên
Website: https://trongoixaynha.com/