Cọc khoan nhồi là kiến thức cần thiết và hữu ích cho nhiều người, nhưng đặc biệt hơn cả là trong lĩnh vực xây dựng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những khái niệm cơ bản và những thông tin thiết yếu nhất về loại cọc này. Nào hãy cùng N&N Home tìm hiểu nhé!
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông cốt thép, được đỗ tại chỗ vào các lỗ đã được khoan sẵn. Các lỗ khoan trên được thực hiện bằng nhiều cách: đào thủ công hoặc sử dụng các máy khoan hiện đại.
Hay hiểu đơn giản hơn, thì cọc khoan nhồi là một loại cọc móng sâu, đường kính (D) thường được sử dụng từ 60cm đến 300cm, các kích thước này sẽ được thay đổi tùy thuộc vào loại công trình. Với đường kính D>80cm được xem là cọc lớn, ngược lại D<=80cm sẽ là cọc nhỏ.
Xuất hiện khá sớm nhưng gần 10 năm trở lại đây phương pháp thi công khoan nhồi mới được phổ biến do sự ra đời của các thiết bị hỗ trợ hiện đại. Với mục đích gia cố và giữ ổn định công trình thì càng ngày càng là phương pháp thi công được sử dụng phổ biến cho các công trình xây nhà trọn gói.
Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi
Ưu điểm
Về kết cấu
Khả năng chịu tải tốt hơn 1,2 lần so với phương pháp khác.
Tạo ra các loại cọc có đường kính và độ sâu lớn.
Có thể thực hiện được ở những lớp đất cứng, đá cứng nơi mà cọc đóng không đạt tới.
Tối ưu chi phí và nhân công trên nhiều loại địa hình, nền đất có địa tầng phức tạp.
Độ chấn rung thi công nhỏ, hạn chế cọc bị đẩy, trồi đất sang hai bên, không ảnh hưởng đến các công trình liền kề.
Sức chịu tải ngang rất lớn, tăng độ vững chắc và khả năng chịu lực của móng.
Cọc khoan nhồi là liền khối, không cần phải nối như cọc đóng vậy nên khả năng chịu lực và độ bền ổn định hơn.
Về mặt thi công
Tối đa khả năng làm việc của vật liệu nên giảm đáng kể số lượng cọc trong móng. Giảm chi phí xây dựng ở phần móng đến 20-30%.
Thi công ở những khu vực dân cư đông đúc, địa hình khó thi công như nhà ở trong ngõ, hẻm, địa hình chật hẹp…
Máy móc hiện đại, thi công cọc khoan nhồi sẽ đảm bảo độ chính xác theo phương thẳng đứng cao và tốt hơn các công nghệ ép cọc khác.
Lược bớt được công đoạn đúc cọc sẵn, nhờ đó tiết kiệm chi phí và thời gian cho công tác vận chuyển và xây dựng kho bãi, ván khuôn. Hạn chế được tiếng ồn và tác động đến môi trường xung quanh trong quá trình thi công.
Nhược điểm cọc khoan nhồi
Nếu không khảo sát kĩ và không đảm bảo tiến độ, hiệu quả quá trình thiết kế, thi công thì có thể xảy ra một số vấn đề: co thắt, hẹp cục bộ thân cọc, thay đổi tiết diện cọc khoan, bê tông bị rửa trôi…
Quá trình khoan và các bước thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhất là mùa mưa bão.
Móc móc thiết bị thi công cọc khoan nhồi
Trải qua nhiều năm ứng dụng trong xây dựng, chủ đầu tư ngày càng ưa chuộng giải pháp thi công cọc khoan nhồi cho các công trình. Vì thế, mà các máy móc thiết bị phục vụ công việc thi công cọc cũng dần nhiều và hiện đại hơn. Phổ biến nhất là thiết bị hỗ trợ khoan hố:
Gầu khoan.
Búa đập đá.
Máy tách cát,…
Cấu tạo của cọc khoan nhồi là gì?
Các thành phần cấu tạo nên cọc khoan nhồi:
Cốt thép dọc (đường kính tối thiểu d<12)
Cốt thép đai (đường kính trong khoảng 6<d<12)
Thép đai tăng cường (đường kính trong khoảng 8<d<20)
Con kê bảo vệ cốt thép
Ống thăm dò
Móc treo
Các loại cọc khoan nhồi hiện nay
Loại cọc thông thường
Loại cọc mở rộng đáy
Cọc barrette
Cọc khoan nhồi có cói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy
Ứng dụng trong thực tế
Sở hữu nhiều ưu điểm đặc biệt, cọc khoan nhồi được sử dụng trong nhiều công trình khác nhau với các ứng dụng:
Công trình xây dựng dân dụng: nhà ở, công trình công cộng trung và cao tầng
Công trình xây dựng công nghiệp: nhà máy, nhà xưởng
Các công trình cầu, cảng: cầu vượt sông, cảng;…
Quy trình thi công
B1: Công tác chuẩn bị, và xác định vị trí cọc khoan.
B2: Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ (phải để mũi khoan chạm tới đáy hố thì máy mới nên bắt đầu quay và dùng tốc độ thấp khi khoan để làm tăng moment quay).
B3: Kiểm tra độ sâu và vệ sinh hố khoan.
B4: Lắp dựng cốt thép
B5: Thổi rửa đáy hố khoan.
B6: Đổ bê tông.
B7: Lấp đầu cọc nhồi và rút ống vách.
B8: Kiểm tra và nghiệm thu.
Trong quá trình thi công có các sự cố thể gặp phải như: sập thành vách hố khoan; quá trình khoan gặp vật cản, không hạ hết chiều dài của lồng thép,..
Tiêu chuẩn thi công
Các tiêu chuẩn thi công cọc khoan nhồi đã được ban hành và được áp dụng cho các công tác thi công:
TCVN 5308:1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
TCVN 9393:2012: Cọc-Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục.
TCVN 9396:2012: Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông.
TCVN 9397:2012: Cọc – Thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ.
Trên đây là những thông tin có liên quan đến “cọc khoan nhồi là gì?”, cùng với những điều cần biết về ưu điểm, nhược điểm quy trình thực hiện cũng như các thông tin về loại cọc này. Hy vọng chút kiến thức này sẽ giúp bạn cập nhật thêm được nhiều điều mới mẻ trong ngành xây dựng.
Công ty xây dựng N&N Home – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ
Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên
Website: https://trongoixaynha.com/