Đà kiềng có lẽ là một thuật ngữ còn khá xa lạ đối với những ai không thuộc ngành xây dựng. Nói một cách dễ hiểu hơn thì thông thường khi xây móng thì có 2 yếu tố cần được quan tâm đó chính là đà kiềng và giằng móng. Vậy thì đà kiềng là gì? Sau đây, hãy cùng N&N Home tìm hiểu về đà kiềng là gì thông qua bài viết này nhé.
>> Tham khảo báo giá xây nhà trọn gói N&N Home mới nhất
Đà kiềng là gì?
Một tên gọi khác quen thuộc hơn của đà kiềng là giằng cột tiếng anh là (Plinth beam). Chắc hẳn cũng có nhiều người thắc mắc và chưa nhầm lẫn giữa đà kiềng và giằng móng. Đây là một cấu kiện để nối liền các cột nhà với nhau, thường thì sẽ nằm ở vị trí gần chân cột, đồng thời thì thông thường đà kiềng cũng sẽ có cos cao hơn đế móng (hay đài móng). Đà kiềng sẽ có chức năng là chịu một phần lực cột, nâng đỡ cột lúc xây tường.
Giằng móng hay còn có tên gọi khác là dầm móng thì đây là kết cấu nằm theo phương ngang của tòa nhà. Dầm móng sẽ có chức năng là đỡ bớt một phần lực của tường bao quanh móng. Vị trí giằng móng có thể là nằm ngoài giữa hoặc mặt trong của cột, điều này sẽ phù thuộc vào vị trí của tường.
Nếu đà kiềng là thứ có tác dụng để nối những chân cột lại với nhau, chịu các loại lực như uốn kéo, vòng. Thì dầm móng sẽ có tác dụng nối các móng lại nhau. Sẽ có tác dụng ổn định móng theo cả 2 hướng là chống lún lệch và chịu được lực uốn kéo hãy vòng.
Tuy nhiên, trong các công trình thực tế thì tùy theo phương pháp cũng như cách tính toán của từng kỹ sư thiết kế mà một căn nhà có thể chỉ có dầm móng và tường sẽ được xây trực tiếp lên đó. Thì lúc này dầm móng mới có thể được coi là đà kiềng.
>> Tham khảo: Cọc khoan nhồi là gì?
Xem thêm: Hộp gen là gì?
Vai trò của đà kiềng là gì?
Bên cạnh vai trò là chống việc lún lệch móng và đỡ chịu lực cho các bức tường, thì đối với các công trình nhà phố, 2 bên là 2 căn nhà khác thì khi đó phải dùng cọc bê tông cốt thép hoặc cọc trừ tà. Khi đó thì làm cho cọc và cột sẽ có một độ lệch tâm khá lớn. Lúc này đà kiềng ngoài chức năng chống lún lệch thì còn có một chức năng khác quan trọng hơn đó chính là chịu được lực uốn tác dựng của toàn bộ căn nhà thông qua các cột nhà. Ngoài ra thì đà kiềng còn sẽ có một số vai trò như sau:
Đà kiềng sẽ có tác dụng định vị chân cột để giữ cho khoản cách giữa các chân cột nhà không bị thay đổi khi tiến hành xây dựng các phần phía trên của nhà như sàn nhà và mái nhà…
Đà kiềng sẽ tham gia vào toàn bộ kết cấu (khung, dầm, cột) nó sẽ chịu được ứng suất do độ lún lệch xảy ra ở bất kỳ vị trí móng nào. Đối với trường hợp mà khi tính kết cấu của phần bên trên mà chưa tính đến ảnh hưởng của lún lệch thì đà kiềng sẽ là thứ chủ yếu giữa nhiệm vụ này.
Chịu hết tải trọng cho toàn bộ tường, đà kiềng cũng có thể làm cho tầng trệt tránh được tình trạng nứt tường của tầng trệt trong quá trình sử dụng công trình. Đảm bảo được khi đưa vào sử dụng thì phần tường nhà sẽ không bị nứt.
Có thể bạn quan tâm: Cốp pha là gì?
Kích thước của đà kiềng?
Tùy thuộc vào kết cấu và phương pháp xây dựng móng cũng như là tùy thuộc vào loại vật liệu sử dụng và loại móng muốn xây là sẽ có kích thước và độ cao khác nhau
Đối với những công trình muốn xây móng đơn và móng băng: thì đà kiềng sẽ có độ cao thấp hơn nền từ -khoảng 7-10cm đối với các loại lớp bê toong nền, vữa lót và gạch nền. Cần hạn chế thi công mặt đà kiềng có độ cao thấp hơn rồi xây lại bó nền bằng gạch đều này sẽ làm cho nước dễ thấp theo bó nền và làm bị ẩm tường bên trên, gây ảnh hưởng cũng như làm mất thẩm mĩ cho ngôi nhà.
Còn đối với công trình được xây dựng từ các loại móng cừ tràm thì độ cao của đà kiềng sẽ được các kỹ sư đo đạc và tính toán một cách cụ thể. Tuy nhiên điểm chung của nó thì vẫn phải có độ cao bằng với đài cọc. Tuy nhiên vẫn có một số phương pháp như sau:
Cao độ của đà kiềng sẽ có độ dài ngang và dọc bằng nhau và sẽ bằng độ cao của đài cọc: thường thì kiểu đà kiền này sẽ dùng ở như nơi không có tải trọng động như là xe tải chạy qua. Một ưu điểm của phương pháp này sẽ là dễ thi công và sẽ tạo ra được một tính toàn khối giữa cọc, đài cọc, đà kiềng, hơn thế nữa phương pháp này còn giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được một lượng bê tông khá lớn. Tuy nhiên, khuyết điểm của phương pháp này là việc thi công hệ thống cấp thoát nước sẽ có phần khó khăn hơn so với bình thường do phải đào đất sâu dưới đáy đà kiềng mới có thể đặt ống dẫn nước.
Độ cao của đà kiềng sẽ bằng với độ cao của đài cọc và đáy đà kiềng dọc sẽ cao bằng độ cao đài cọc: điều này sẽ thường áp dụng đối với các công trình nhà phố. Ưu điểm của phương pháp này là sẽ giúp cho việc thi công hệ thống cấp thoát nước dễ dàng hơn. Việc thi công gia công lắp đặt ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông của đà kiềng thì cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc tiêu chuẩn.
Xem thêm: Tum là gì?
Cách thi công đà kiềng đúng chuẩn
Để công trình có tuổi thọ cao và đảm bảo được đồ bền cũng như tính chịu lực thì không được bỏ qua công đoạn xây đà kiềng. Để xây đà kiềng hiệu quả và đúng chuẩn thì có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Buộc thép để tạo thành khung. Kê các vật có độ dày tầm 30mm vào bên dưới khung cốt thép để đảm bảo được độ dày của lớp bê tông
Bước 2: Lắp khuôn đúc bê tông bằng ván gỗ và đóng thành hộp. Điều chỉnh khuôn theo yêu cầu vị trí đã thiết kế. Cố định khuôn bằng ván gỗ 30mmx50mm
Bước 3: Trộn và đổ bê tông và khuôn ván. Dùng đầm dùi dầm kỹ bê tông để không có bọt.
Bước 4: Sau tầm khoản 1-2 ngày tháo ván theo đúng yêu cầu kỹ thuât, trong lúc thao dỡ cần chú ý để hạn chế làm sứt mẻ.
Trên đây là tất cả thông về đà kiềng mà N&N Home muốn chia sẻ đến mọi người. Hy vọng sau bài viết này mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như thông tin về đà kiềng.
Công ty xây dựng N&N Home – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ
Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên
Website: https://trongoixaynha.com/