Tường chịu lực đã là một thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành xây dựng. Tuy nhiên đối với những người không thuộc ngành xây dựng thì nó vẫn còn khá lạ lẫm và chưa hiểu rõ lắm về khái niệm này. Ở Việt Nam thì đa số những ngôi nhà sẽ dùng hệ đà, dầm cột làm kết cấu chịu lực. Vậy tường chịu lực là gì? Và tại sao phải dùng tường chịu lực? Sau đây, bạn hãy cùng N&N Home tìm hiểu xem tường chịu lực là gì cũng như những ưu và nhược điểm của nó nhé.
Tường chịu lực là gì?
Tên tiếng anh của tường chịu lực là Load-bearing wall. Đây được xem là một bộ phận rất quan trọng với vai trò là có thể chịu được tải trọng của lực. Dễ hiểu hơn là tường chịu lực ngoài chịu tải trọng của chính nó thì nó sẽ còn chịu thêm phần tải trọng của các bộ phận khác của ngôi nhà.
Thông thường thì tượng chịu lực sẽ làm từ vật liệu là gạch đất sét nung. Tuy nhiên cũng có thể thay thế bằng những vật liệu khác có tính chất tương tự hoặc có thể là tốt hơn. Tường chịu lực phải có độ dày ít nhất làm 200mm là gạch sử dụng để làm tường chịu lực phải có độ nén lớn hơn 50kg/cm2.
Tường chịu lực thường hay được dùng cho những ngôi nhà ít hơn 5 tầng, với chiều dài < 6m và chiều rộng phải < 4m do sức chịu lực của tường chịu lực bé hơn khung chịu lực. Đối với các công trình nhà cao tầng, độ dày của tường sẽ được xây giảm dần từ dưới lên trên. Tầng trệt của tường chịu lực sẽ có đọ dày là 20cm, còn phía trên cùng sẽ có độ dày khoảng từ 8-10cm.
Nếu muốn tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch khi mà tường quá dài thì cần có thêm bổ trụ hoặc sười đứng làm bằng bê tông cốt thép cách khoản ≤ 3m, và khi tường quá cao thì cần phải có giằng bê tông cốt thép cách khoảng ≤ 2,7m.
Phân loại tường chịu lực
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ kết cấu của tường chịu lực sẽ được chia thành 3 loại: tường chịu lực dọc, tường chịu lực ngang và tường chịu lực ngang dọc cùng chịu lực.
Tường chịu lực ngang là gì?
Tường chịu lực ngang có nghĩa là kết cấu xây dựng có tường chịu lực được xây dựng bố trí theo phương ngang. Những loại tường này có sẽ có nhiệm vụ là ngăn phòng và tiếp nhận toàn bộ tải trọng của những bộ phận truyền động khác. Từ đó, nó sẽ chuyển toàn bộ tải trọng xuống hệ thống móng. Nếu tường ngang đóng vai trò là bộ phận chịu lực thì tường dọc sẽ đóng vai trò là bộ phận che chắn.
Ưu điểm
- Độ cứng của nó ngang ngửa một căn nhà lớn
- Kết cấu nó khá đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ, rất thuận tiện để thi công
- Đối với những ngôi nhà có mái dốc, thì tường ngang sẽ thường được dùng để làm kết cấu chính để chịu lực
- Vách tường ngăn giữa các phòng khá dày nên cách âm tốt
- Do tường dọc chỉ bao phủ và chịu tải trọng của chính mình nên cửa sổ có thể được mở ra để hỗ trợ thông gió và chiếu sáng
- Nó sẽ làm việc xây dựng ban công và logia dễ dàng hơn
- Ngoài ra còn chống chọi được gió bão tốt
Nhược điểm
- Nếu căn nhà sử dụng tường chịu lực theo phương ngang thì việc bố trí không gian giữa các phòng sẽ bị khá đơn điệu và không thể hiện được tính linh hoạt, các phòng của căn nhà thường sẽ bằng nhau.
- Đối với tường chịu lực ngang thì thường sẽ được xây dựng dày và tốn nhiều vật liệu để làm tường và móng hơn, tăng trọng lượng của ngôi nhà.
- Khả năng chịu lực của tường cũng chưa được tận dựng một cách triệt để.
Tường chịu lực là gì? Tường chịu lực dọc
Nếu tường chịu lực được bố trí theo phương dọc của căn nhà thì gọi là tường chịu lực dọc. Để có thể đảm bảo được độ cứng chiều ngang của căn nhà thì mỗi một khoảng cách nhất định thì phải có phần bổ trụ hoặc phải bố trí một tường ngang dày gọi là tường ổn định, thường thì phần này sẽ tận dụng luôn phần tường cầu thang để làm tường ổn định.
Ưu điểm
- Nếu sử dụng tường chịu lực dọc thì chủ nhà có thể tiết kiệm được phần vật liệu cũng như diện tích xây dựng và móng.
- Sử dụng tường chịu lực dọc thì có thể bố trí mặt bằng kiến trúc linh hoạt so với việc sử dụng tường chịu lực ngang.
- Do diện tích tường ngang khá nhỏ do đó sẽ có thể tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.
Nhược điểm
Do tường ngăn giữa các phòng sẽ khá mỏng nên khả năng cách âm giữa các phòng sẽ khá kém.
Nếu chọn phương án xây tường chịu lực dọc thì sẽ không tận dựng được mảng tường ngang làm tường thu hồi mà thay vào đó phải dùng kèo, bán kèo hay dầm nghiêng thay thế.
Do phần tường dọc sẽ chịu lực nên sẽ gây hạn chế cho việc mở cửa sổ dẫn đến việc thông gió và chiếu sáng của căn nhà trở nên kém đi.
Trên đây là tất cả thông tin về tường chịu lực mà N&N Home muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc bài viết này thì bạn sẽ thu được nhiều thông tin hữu ích và lựa chọn được loại tường chịu lực phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
Công ty xây dựng N&N Home – Chuyên thiết kế kiến trúc, xây nhà trọn gói, sửa nhà giá rẻ
Hotline: 0945 170 909 – KTS Nguyên
Website: https://trongoixaynha.com/