Cá koi là một trong những loài cá có ý nghĩa đặc biệt trong thiết kế sân vườn. Không chỉ về thẩm mỹ, yếu tố phong thủy cũng rất quan trọng. Theo nhiều nghiên cứu, mặc dù cá koi có nguồn gốc từ Trung Quốc gần 2000 năm về trước. Tuy nhiên, nó lại trở thành biểu tượng và linh vật của đất nước Nhật Bản.
Nuôi cá koi trong nhà không chỉ là thú vui tao nhã, nó còn mang theo rất nhiều ý nghĩa. Đặc biệt theo tín ngưỡng phương Đông. Cá koi là loài vật truyền đến cảm hứng của sự nghị lực và kiên trì. Xuất phát từ điển tích ” Cá chép vượt Vũ môn hóa rồng” từ Trung Hoa. Ngày nay, nuôi cá coi trong nhà, sân vườn còn mang theo sự hi vọng về may mắn, thành công và trường thọ. Với những ai yêu cái đẹp, màu sắc đa dạng từ giống cá này giúp cho ngôi nhà trở nên sinh động hơn.
Tuy nhiên, chăm sóc cá koi không phải là một điều đơn giản. Khi mà nó vẫn còn rất xa lạ ở Việt Nam. Đặc biệt là khi cá gặp phải một số bệnh phổ biến, các nguyên nhân và cách phòng bệnh của cá koi.
Chăm sóc cá koi từ thức ăn
Chăm sóc cá koi không đơn thuần như cá chép thông thường. Chúng có những đặc tính và yêu cầu riêng. Do vậy người nuôi cá cũng cần có một lượng kiến thức nhất định. Sau khi đã lựa chọn được giống cá tốt, nguồn thức ăn sẽ là vấn đề tiếp theo. Cho cá ăn như thế nào, thời gian, mật độ cho ăn mỗi ngày cũng cần được quan tâm.
Lựa chọn thức ăn theo giai đoạn phát triển
Đầu tiên về lựa chọn thức ăn theo giai đoạn phát triển của cá. Cá koi sẽ chia ra thành nhiều giai đoạn sau khi thả vào hồ. Lúc này, việc chăm sóc cá koi mới thực sự bắt đầu. Cá koi thuộc loài cá ăn tạp. Chúng có thể ăn được nhiều thứ khác nhau như: cám, giun, lăng quăng, ốc, ấu trùng…Tuy nhiên, phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng để lựa chọn loại thức ăn sao cho phù hợp.
-
Từ 3 ngày tuổi:
Đây là thời kỳ mà cơ thể cá vẫn chưa thực sự ổn định. Cơ thể còn non nớt nên thức ăn cứng không phải là lựa chọn. Lúc này, noãn hoàng là thức ăn duy nhất của chúng. Sau khi hết noãn hoàng chúng có thể bắt đầu ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, lòng đỏ trứng (trứng chín), các sinh vật phù du bơi trong hồ. Hoặc một vài loại thức ăn mềm như bột đậu nành pha loãng.
-
Thời điểm 2 tuần tuổi:
Khi đạt đến thời gian này, cơ thể được nuôi dưỡng tốt hơn. Cơ thể cá koi trở nên cứng cáp hơn. Nguồn thức ăn đa dạng hơn. Chúng bắt đầu ăn những thức ăn cứng, to hơn như lăng quăng, giun, các sinh vật ở tầng đáy. Vào thời điểm này, khả năng ăn của cá cũng tốt hơn, do vậy nên chủ động nuôi thêm giun, sinh vật nhỏ khác. Cá không bị đói, đảm bảo đủ thức ăn và nguồn dinh dưỡng.
-
Từ một tháng tuổi trở đi:
Các loài động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…sẽ là thức ăn của cá koi ở thời điểm này. Giống như cá trưởng thành, bạn có thể mua thêm các loại thức ăn chuyên dụng cho cá để thả vào hồ. Trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn được chế biến sẵn với giá cả phải chăng. Chủ yếu là làm từ bột mỳ, gạo, bột bắp pha…nên khá đảm bảo. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tận dụng một số loại phế phẩm như cám, bã đậu, thóc lép…để cá ăn.Khi lựa chọn thức ăn cho cá, cần đảm bảo nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, thời hạn sử dụng. Tránh tình trạng thức ăn hỏng, sử dụng nhiều hóa, tạp chất gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Cách cho cá koi ăn: Mật độ, thời gian cho ăn
Thời gian cho cá ăn và mật độ cho ăn theo ngày cũng cần phải để ý. Để đảm bảo chăm sóc cá koi được hiệu quả nhất, nên chia việc cho cá ăn thành nhiều lần nhỏ trong ngày. Cách này vừa đảm bảo cá ăn được hết thức ăn, không gây tình trạng thừa, vừa đảm bảo được việc tiêu hóa cho cá. Tuy nhiên, khi bạn không có điều kiện, hãy cố gắng cho cá ăn 2 lần trong ngày. Một vào buổi sáng, một vào buổi tối. Trường hợp thật sự bắt buộc mới cho ăn một lần trong ngày.
Trong điều kiện các sinh vật nhỏ trong hồ cá koi có nhiều, có thể hạn chế cho thức ăn sẵn. Lúc này, mật độ cho ăn cũng có thể giảm xuống còn 2 lần/ tuần. Nhưng trong trường hợp này, phải thật bảo đảm rằng trong hồ có đủ nguồn thức ăn tự nhiên và cá được theo dõi, chăm sóc thường xuyên. Bởi việc cho ăn ít như vậy ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể dù không gây ra hiện tượng cá chết.
Phòng bệnh cho cá koi
Đảm bảo nguồn thức ăn, mật độ và thời gian không có nghĩa cá phát triển một cách khỏe mạnh. Trong quá trình sinh sống, cá koi cũng gặp khá nhiều vấn đề về sức khỏe. Việc chăm sóc cá koi cũng trở nên phức tạp hơn.
Các bệnh thường gặp ở cá koi
Một số bệnh thường gặp ở cá koi như:
Sán da, sán mang:
Cá hay lạng lách, cạ mình vào thành bể, đáy hồ. Thỉnh thoảng có hiện tượng nhảy lên khỏi mặt nước hoặc co giật do bị ngứa. Bệnh này sẽ làm cá bị mất máu khiến cơ thể cá suy kiệt dần dần, giảm sức để kháng. Gây ra đỏ mình, ghẻ lở, ăn thủng mang cá.
Trùng mỏ neo và rận cá
Trùng bám vào cá, kích thước khoảng 1cm, dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên rận có nhìn thấy hơn nhưng vẫn có thể nhận biết từ việc cá co giật, hay cọ mình vào thành hồ.
Bệnh này khiến cá koi bị mất máu, mất dần chất dinh dưỡng. Lâu ngày cá bị gầy, yếu, dễ chết.
Xù vảy dropsy
Xù vảy dropsy là hiện tượng cá koi bị xù từ trong thận, cơ thể sưng lên một vùng như trái thông. Khi bị nặng, cả cơ thể đều xù lên. Trường hợp này rất khó để điều trị cho cá.
Đỏ mình, tuột nhớt và nấm trắng
Cá bị đỏ mình khác với việc cá có màu đỏ. Cá đỏ mình có thể xuất phát từ việc khi mới về, nước, môi trường sống ô nhiễm. Hoặc có thể do nồng độ pH quá cao khiến cá bị sốc. Một vài trường hợp, cá koi bị tuột nhớt, xuất hiện nấm trắng. Lâu dần vảy cá koi bị bong tróc, gãy đuôi,cuối cùng là chết cá.
Lở loét, sưng do va chạm
Hiện tượng cá bị lở loét khá dễ nhìn, do vậy có thể nhận biết từ sớm để khắc phục. Người nuôi cá có thể tự mình chăm sóc cá koi, khắc phục được tình trạng bệnh lở loét này.
Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Cá koi bị bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ nhiều nguồn. Việc để hồ cá koi bẩn, không thường xuyên vệ sinh cũng là một nguyên nhân. Nguồn nước bị ô nhiễm, hệ thống lọc nước không đảm bảo tiêu chuẩn, hoặc công suất hoạt động không đủ theo thể tích hồ. Việc thiết kế tiểu cảnh sân vườn hồ cá koi cực kỳ quan trọng.
Nguồn thức ăn đưa vào bể không đảm bảo. Trước khi đưa vào hồ cá koi, các loại vi sinh vật đã bị bệnh dẫn đến lây nhiễm, hoặc cá ăn vào sau khi bị.
Cá bị bệnh cũng có thể đến từ việc cá mới mua về không được cách ly, kiểm tra kỹ lưỡng. Dần lây sang những mầm sống, cá cũ trong hồ.
Nguồn gốc thức ăn của cá cũng là một vấn đề. Thức ăn không đảm bảo rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không gian sinh sống, thể tích hồ nên được tính toán. Đảm bảo với diện tích như vậy, số lượng cá có thể sinh sống là bao nhiêu. Cá quá nhiều gây thiếu hụt oxi, dễ gây bệnh và rất khó kiểm soát khi bị bệnh.
Cách phòng bệnh, chăm sóc cá koi
Để ngăn ngừa cá bị bệnh, việc phòng bệnh trong quá trình chăm sóc cũng rất được quan tâm.
- Chọn giống cá tốt ngay từ đầu là cách tốt nhất để phòng bệnh cho cá koi.
- Vệ sinh hồ, kiểm tra nồng độ pH theo tiêu chuẩn, các sinh vật sống ở trong hồ.
- Trước khi thả cả mới vào sống cùng cá cũ, nên cách ly một thời gian nhất định (khoảng 3 tuần). Đảm bảo sức khỏe cá mới tốt, hoàn toàn bình thường mới thả vào sống cùng cá cũ.
- Nên thường xuyên theo dõi chế độ sinh hoạt để phát được những dấu hiệu bất thường từ đó có biện pháp chăm sóc, chữa trị.
Việc chăm sóc cá koi không hề đơn giản. Tuy nhiên, với những ai thích việc thiết kế sân vườn, sân vườn tiểu cảnh chắc chắn sẽ hiểu, nuôi cá koi đôi khi còn là một thú vui. Hồ cá koi đẹp nâng tầm ngôi nhà, thể hiện sự sang trọng, mang đến nhiều may mắn cho gia đình.
Công ty cổ phẩn Xây dựng và Thương mại PTV
Địa chỉ: Liền kề 11, Khu nhà ở thương mại Hoàng Gia, Hà Đông, Hà Nội
Chi nhánh 1: Số 39 Mạc Đĩnh Chi, Bắc Sơn, Kiến An, Hải Phòng- 0903221369
Chi nhánh 2: Số 32 Đường số 8, Bình An, Quận 2, Hồ Chí Minh- 0967221369
Thực hiện: Nguyễn Thảo
Nguồn ảnh: Sưu tầm